Những ngôi chùa bạn nên biết khi đến Quảng Bình

15-11-2024

Quảng Bình – vùng đất không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên kỳ vĩ và hang động đẹp mê hồn mà còn là nơi lưu giữ nhiều di tích văn hóa tâm linh độc đáo. Khi đến đây, du khách không nên bỏ qua cơ hội khám phá những ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc cổ kính và không gian yên bình. Dưới đây là những ngôi chùa tiêu biểu ở Quảng Bình mà bạn nên ghé thăm.

 

Chùa Đại Giác – Chốn thiêng liêng ở thành phố Đồng Hới

 

Nằm ngay tại trung tâm thành phố Đồng Hới, chùa Đại Giác là ngôi chùa nổi tiếng với không gian yên tĩnh, phù hợp cho những ai muốn tìm kiếm sự tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả. Được xây dựng vào thế kỷ 17, chùa Đại Giác mang nét kiến trúc cổ xưa của vùng Bắc Bộ, với sân chùa rộng rãi và những cây cổ thụ lâu năm che bóng mát.

 

 

Chùa được xây dựng vào năm 2010. Vị trí dựng chùa là một hồ nước có độ sâu 3,5m. Hòa thượng Thích Tánh Nhiếp đã xin mảnh đất này và cùng vận động, kêu gọi các tăng ni, phật tử lấp hồ để xây dựng chùa, hàng ngàn khối đất đã được đổ xuống để san lấp hồ nước. Mới đầu chùa được xây khá đơn sơ, chủ yếu bằng tre nứa.

 

Đến năm 2013, chùa bị tàn phá nặng nề do bão. Sau đó được các tăng ni, phật tử ở trong và ngoài nước đóng góp kinh phí để dựng lại với Quy mô lớn và kiến ​​trúc đồ sộ. Đến năm 2018 chùa chính thức hoàn thiện. Chùa hiện có tổng diện tích hơn 8.000m2, là ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Đến với chùa Đại Giác, bạn sẽ được ngắm nhìn tượng phật A Di Đà được làm bằng đá cẩm thạch, cao 9 mét, nặng 40 tấn.

 

Chùa Đại Giác nhìn từ trên cao trong ngày lễ Phật Đản

 

Bạn cũng sẽ chiêm ngưỡng bảo tháp Di Đà 9 tầng, trên tầng cao nhất thờ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật, đây là bức tượng làm bằng đá ngọc bích và được thỉnh từ Myanmar. Tầng dưới cùng thờ Đức Chuẩn Đề Bồ Tát với nhiều cánh tay cầm các pháp khí, thể hiện uy quyền và sự linh thiêng của Bồ Tát từ bi. Các tầng khác thờ tượng Phật ngồi kiết già sơn son thếp vàng.

 

Hàng năm chùa Đại Giác đón rất nhiều tăng ni, phật tử và người dân Quảng Bình về đây lễ phật, đây là một công trình tôn giáo trang nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, với kiến trúc đặc biệt chùa đã góp phần làm cho Thành phố Đồng Hới thêm lộng lẫy, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch về với Quảng Bình.

 

Thời điểm chùa đón nhiều khách nhất là vào dịp đầu năm mới, mọi người đến đây để cảm ơn phật tổ đã che chở trong năm cũ, dâng hương cầu phúc, cầu tài lộc cho năm mới. Nếu đến với Quảng Bình, bạn nên đến chùa Đại Giác để cầu nguyện và cảm nhận sự bình yên tại đây.

 

Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

 

 

Chùa Hoằng Phúc – Ngôi chùa cổ nhất miền Trung

 

Cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 55km, chùa Hoằng Phúc tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, cách Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy khoảng 4km về phía Nam. Đây là ngôi chùa cổ nhất miền Trung với hơn 700 năm tuổi. Ngôi chùa này từng được vua Trần Nhân Tông đặt tên và ban sắc, đến thời Lê Trung Hưng, chùa được trùng tu và giữ tên là Hoằng Phúc đến tận ngày nay. Với kiến trúc độc đáo, những bức tường và cột trụ chạm trổ tinh xảo, chùa Hoằng Phúc mang vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng, trở thành một địa điểm thu hút đông đảo du khách và phật tử đến hành hương. 

 

 

Chùa Hoằng Phúc còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật, pháp khí cổ xưa, và mỗi năm vào dịp lễ Phật đản, chùa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thu hút phật tử khắp nơi về đây dâng hương, cầu an.

 

Bạn hãy đến chùa Hoằng Phúc vào tháng Chạp, thời điểm này đang là mùa xuân, tiết trời nắng ấm pha chút se lạnh. Tháng Chạp cũng là lúc Chùa Hoằng Phúc tổ chức lễ hội nên đón rất nhiều khách du lịch và nhân dân địa phương về tham gia. Lễ hội diễn ra có 2 phần, phần lễ với các hoạt động như: rước nước, thả hoa đăng và các nghi lễ phật giáo. Phần hội rất sôi động với các tro chơi thể thao dân gian như: đánh đu, kéo co, chơi bài chòi….

 

Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn qua nhiều thế kỷ, giúp cho thế hệ mai sau biết được những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử của dân tộc. Đến Quảng Bình, bạn nên dừng chân ở ngôi chùa cổ Hoằng Phúc để được thư thái, bình an, chắc chắn bạn sẽ đón nhận được nhiều điều tốt đẹp.

 

Địa chỉ: Xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

 

Chùa Non - Núi Thần Đinh

 

Núi Thần Đinh nằm bên dòng sông Long Đại, thuộc thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 20km về phía tây nam, núi Thần Đinh là một thắng cảnh tuyệt đẹp thu hút khá đông du khách đến tham quan, vãn cảnh. Chùa Non nằm trong khu vực nhà thờ và lăng mộ Lê Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, lăng mộ danh tướng Hoàng Hối Khanh...

 

Di tích còn sót lại của cổ tự trên núi Thần Đinh vô cùng linh thiêng

 

Núi Thần Đinh không chỉ là phong cảnh núi non hữu tình mà đây còn là nơi lưu truyền câu chuyện thực hư "Đầu Mâu đa tiên, thần Đinh đa phật". Chuyện được lưu truyền lại rằng, núi Thần Đinh là ngọn núi khá độc đáo, là ngọn núi đá vôi cuối cùng trong mạch chạy từ Vân Nam (Trung Quốc) về nước ta. Núi Thần Đinh hiện nay vẫn còn giữ nguyên trạng như xưa, cây rừng mọc dày đặc um tùm như chưa từng bị bàn tay con người đụng đến. Trên núi có nhiều hang động, đặc biệt động Chuông, động Trống. Khi có ai gõ vào hoặc những cơn gió đi qua làm vang lên âm thanh như trống đánh, chuông gõ. Trong động có nhiều thạch nhũ với nhiều hình dạng có cả dáng tiên, hình Phật. Trên vách núi sừng sững lại có cả giếng nước trong bốn mùa không cạn. Lúc cao điểm của đợt nắng nóng năm nay, nhưng giếng nước trên núi vẫn đầy ắp, có rất nhiều du khách lấy nước mang về dùng để cầu phúc, cầu tài.

Địa chỉ: thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

 

Chùa Thanh Quang

 

Với niên đại trên 300 năm tuổi, chùa Thanh Quang ở thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là điểm tham quan nổi tiếng, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của người dân Quảng Bình. Ngôi chùa được hình thành từ giai đoạn sơ khai của Phật giáo Quảng Bình, được người dân vô cùng coi trọng và gìn giữ.

 

Cũng như nhiều ngôi chùa cổ ở Quảng Bình, chùa Thanh Quang trải qua nhiều biến cố. Từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, chùa bị phá sập hoàn toàn, đến thời nhà Nguyễn bình định đất nước chùa được trùng tu. Giai đoạn chống Pháp và Mỹ, chùa Thanh Quang bị sụp đổ do bom đạn, vết tích còn lại chỉ còn vòm cổng và bệ thờ. Đến năm 1990, khi đời sống của người dân Quảng Bình sung túc hơn, dân làng trong vùng mới tìm hiểu lại gốc tích của chùa và cùng nhau đóng góp công sức, tiền của để dựng lại chùa. Năm 2007 dân làng Thanh Khê động thổ, bắt tay xây dựng lại chùa Thanh Quang.

 

Với kinh phí vận động trên 2 tỷ đồng để xây dựng, chùa Thanh Quang được thiết kế theo kiểu tam quan chùa Huế, có kiến trúc rất hài hòa, khang trang và kiên cố.

 

 

Từ ngoài vào, cổng tam quan được làm rất đồ sộ bằng bê tông cốt thép. Đến Đài Quan Thế m bình bát giác, có cổ lầu và nhiều long đao được làm rất tinh xảo và công phu. Trong chùa có pho tượng Quan thế m Bồ Tát làm bằng đá cẩm thạch trắng rất bề thế và trang nghiêm.

 

Chính điện được thiết kế theo dạng vòm, không gian hành lễ khoảng 100n2. Phần chính điện thời Phật Bổn Sư Thích Ca, bên trái thờ Quan Thế m Bồ Tát, bên phải thời Bồ Tát Địa Tạng, phía sau thời Chư Tổ và chư hương linh tiền bối hữu công.

 

Chùa Thanh Quang là nơi tín ngưỡng của người dân Quảng Bình, và là nơi lui tới của các Phật tử trong nước, tại chùa ngày nay vẫn duy trì các buổi học Phật pháp, tu đạo hướng thiện thu hút nhiều người dân đến tham gia. Vào dịp đầu năm mới, chùa đón nhận rất nhiều du khách về vãn cảnh và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an.

 

Chùa Quan Âm Tự

 

Nếu đến du lịch Quảng Bình, một ngôi chùa cổ bạn nên ghé thăm đó là Chùa Quan Âm Tự, đây là một trong hàng trăm ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn sót lại sau chiến tranh chống Mỹ.

 

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, vào tháng vào tháng 7/1802, đời vua Gia Long, một ngư dân tên là Hồ Lương Đường, trong một lần đi đánh cá ngoài biển, đã kéo lên được một pho tượng bằng đá. Ông sợ hãi trả tượng Phật xuống biển và trở về nhà. Hôm sau, ông tiếp tục đi biển và chọn khu vực xa chỗ thả lưới hôm qua nhưng khi kéo lưới lên vẫn thấy pho tượng ấy xuất hiện. Lúc này ông không trả tượng Phật về nữa mà nghĩ rằng có lẽ đây chính là ý trời, lộc trời ban cho làng chài. Ông cẩn thận đưa pho tượng đặt lên gò cát cao. Ngày tiếp theo ông đi đánh cá và tiếp kéo lên được bệ đá, hai chiếc cối và hai chiếc chày bằng đá và cũng đưa đến gò cát cao ấy, sau đó báo cho cả làng biết. Để cảm ơn trời đất, người dân nơi đây đã dựng nên ngôi nhà lợp bằng tranh tre thời tượng phật Quan Âm. Từ đó dân làng đi biển luôn thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy ắp. Cuộc sống của người dân làng chài ổn định. Để cảm tạ trời đất và giữ gìn ơn huệ được ban cho, người dân nơi đây đã dựng nên ngôi nhà bằng tre lợp tranh thờ phụng đức phật Quan Âm để cầu may cầu an.

 

Năm 1843, chùa Quan Âm Tự được khởi công xây dựng lại nhằm đáp ứng nhu cầu đi lễ chùa của người dân, và đến năm 1845 chùa được khánh thành. Trong những năm tháng chiến đấu chống Mỹ cứu nước, chùa là nơi che chở, nuôi dấu cán bộ cách mạng. Đến năm 1972 chùa bị tàn phá do bom đạn, chỉ còn lại phần cổng chính. Đến năm 1991, chùa được xây dựng lại khang trang. Năm 2000 chùa Quan m Tự được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là di tích kiến trúc – nghệ thuật – tôn giáo.

 

Vẻ bề ngoài giản dị của chùa Quan Âm Tự

 

Chùa được xây dựng ở vùng đất cao khoảng 15m, rộng 10.000m2, sát bờ biển và ngã ba sông Lý Hòa thuộc xã Đức Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Chùa làm bằng gỗ lim, theo phong cách kiến trúc Phương Đông. Chùa có tiền đường, thượng điện, nhà thờ tổ, tam quan, gác chuông. Một điểm khác biệt của Chùa Quan m Tự so với các chùa khác, đó là thợ làm chùa là những người tự do, ở nhiều nơi khác tập trung về đây làm, mỗi nhóm thợ làm một bộ phận, do đó hình rồng, hình phượng trong chùa mỗi con có mỗi vẻ khác nhau. Mới đầu, chùa chỉ thờ tượng phật Quan m được vớt lên từ dưới biển. Nay trong chùa tất cả 30 pho tượng do các Tăng ni, Phật tử mang về, trong đó có bộ tượng tam thế, đức phật A di đà, tượng hộ pháp, nam tào, bắc đẩu…..Các tượng được làm bằng chất liệu khác nhau. Hiện chùa Quan m Tự có các hiện vật rất quý như: 2 chiếc Đại hồng dung được đúc vào thời Tự Đức, chuông nặng 200kg. Hai chiếc cối đá và hai chiếc chày đá có niên đại vào thế kỷ thứ 7 thứ 8.

 

Những ngày đầu năm mới, nhân dân trong vùng và khách thập phương về cầu bình an rất đông. Đặc biệt đến rằm tháng 4 hàng năm, chùa tổ chức lễ Phật Đản thu hút hàng ngàn phật tử về chùa dâng hương. Tương truyền ngôi chùa này rất nổi tiếng với việc cầu con cái cho những ai hiếm muộn.

 

Địa chỉ: xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

 

Những lưu ý khi tham quan những ngôi chùa ở Quảng Bình.

 

Những ngôi chùa cổ là điểm đến rất linh thiêng, là nơi bạn tìm về chốn bình yên nơi cửa Phật. Hầu hết du khách về đây không chỉ trải nghiệm, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử của chùa mà còn để cầu bình an và may mắn. Do đó, khi đến tham quan những ngôi chùa cổ này bạn nên:

 

- Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không mặc đồ ngắn, váy ngắn.

 

- Giữ gìn trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, không đùa cợt và nói những lời khiếm nhã.

 

- Hạn chế mang theo đồ ăn, thức uống vào khuôn viên chùa, không xả rác bừa bãi, tuyệt đối không được bẻ cành cây, chạm vào tượng Phật.

 

- Vì khuôn viên các chùa thường rất rộng, do đó bạn nên chọn giày bệt, chống trơn trượt để không đau chân và an toàn.

 

- Bạn có thể chuẩn bị một ít đồ lễ để dâng lên các vị bồ tát và Phật tổ, lễ vật không cần cầu kỳ, chủ yếu là ở lòng thành của bạn.

 

Quảng Bình không chỉ có núi non hùng vĩ và hang động kỳ thú mà còn là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Mỗi ngôi chùa tại đây đều mang một câu chuyện, một vẻ đẹp và giá trị tâm linh riêng. Hành trình khám phá những ngôi chùa ở Quảng Bình sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa, lịch sử và tìm thấy sự an lành trong tâm hồn.

Bình luận

Xem bình luận của khách hàng (Tổng cộng 4)

Nga

15-01-2025

Nam Mô A Di Đà Phật

Lê Văn Giáo

14-01-2025

Có thêm điểm đến đưa lên google map tìm kiếm. Tôi muốn tìm một số điểm để thăm dịp tết này.

Bé Nhun

14-01-2025

cảm ơn những chia sẻ quý giá của Phong Nha Việt

Thi

15-11-2024

mình đã ghé chùa Hoằng Phúc, chùa Đại Giác, thực sự rất thanh tịnh và rất đẹp. tới du lịch ở vùng đất nào mình cũng muốn đến chùa ở đó để dâng hương cầu bình an