Quảng Nam - Vùng đất hai Di sản thế giới

16-05-2024

Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí “khúc ruột miền Trung" của cả nước, nơi đây tổng hòa của những yếu tố địa lý là núi, đồng bằng và biển. Là vùng đất sở hữu nhiều danh thắng cổ kính mang vẻ đẹp của tạo hóa, được thiên nhiên ban tặng hệ thống cảnh quan tuyệt đẹp, hiện nay, Quảng Nam luôn nằm top đầu những tỉnh thành có lượng khách ghé thăm cao nhất cả nước. Đến Quảng Nam, du khách sẽ được khám phá nhiều điểm đến tuyệt đẹp như: phố cổ Hội An - Đô thị cổ nhất Đông Nam Á, biển Cửa Đại, thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, cảnh đẹp Núi Thành Quảng Nam, các khu làng nghề nổi tiếng,... Mỗi địa điểm sở hữu một nét đẹp riêng, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo.

 

 

Lịch Sử 

 

Theo dòng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đô của một vương quốc cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471), Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam Quốc.

Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng.  Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Kể từ đó, bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã tạo nên một dấu ấn riêng trong vùng du lịch miền Trung.

 

Thiên nhiên và Văn hóa

 

Một trong những tài sản quý giá nhất cùa Quảng Nam là thiên nhiên hoang sơ. Quảng Nam có đến 15 hòn đảo, 10 hồ nước, 9 con sông chính và 125 km bờ biển. Khu Dự trữ Sinh quyển Cù lao Chàm với những rạn san hô tuyệt

dep, làn nước trong suốt như pha lê và các loài thủy sinh phát triển dổi dào là một trong những nơi lặn ống thở và lặn bình dưỡng khí tuyệt nhất Việt Nam.

Ở Quảng Nam, ban chẳng cần phải đi đâu xa mà vẫn tìm thấy những vùng đồng bằng rộng lớn với những cánh đồng lúa uốn lượn như sóng biển; tuy nhiên, ít người biết một nửa diện tích Quảng Nam được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới. Hai khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh là nơi sinh sống của các loài thực vật quý hiếm và cây thường xanh, đồng thời còn là nơi ẩn giấu những thác nước và con suối mát lạnh. Gẩn bờ biển, rừng dừa nước giúp bảo vệ đất liền khi có bão, và tạo ra nơi trú ẩn cho phong phủ các loài sinh vật biển còn non.

 

Nói đến Quảng Nam là nói đến vùng đất hội tụ và kết tinh của nhiều nền văn hóa khác nhau, nổi bật là nền văn hóa Sa Huỳnh tồn tại từ năm 1,000 TCN đến năm 200 SCN. Mảnh đất còn có các di sản văn hoá vật thể tiêu biểu và độc đáo với 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh. Nổi bật nhất là 2 Di sản văn hoá thế giới là khu Phố cổ Hội An và khu Đền tháp Mỹ Sơn; ngoài ra, có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ Trà Kiệu,… Bên cạnh đó, Quảng Nam có nhiều di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có trên 300 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 120 lễ hội dân gian tiêu biểu và nhiều di sản phi vật thể khác có giá trị, như: về âm nhạc có Tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo; nghệ thuật ẩm thực; những tri thức dân gian; làng nghề truyền thống…

 

Miền núi Quảng Nam còn là địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng…. Nét đặc trưng trong văn hóa tộc người Cơ tu như Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý…  hay các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào Cor, Cadong, Xê đăng… cùng những giá trị văn hoá đặc sắc (phong tục, tập quán, lễ hội…) đã tạo ra một bức tranh sinh động, đa sắc về văn hóa phi vật thể đang hiện hữu trong văn hóa Quảng Nam.

 

Các điểm đến

- Phố cổ Hội An:  được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Với diện tích chỉ khoảng 2 km2 nhưng phố cổ Hội An sở hữu lượt du khách ghé thăm cực lớn. Nơi đây thu hút bởi những ngôi nhà lợp ngói đá, những bức tường vàng mang lại vẻ đẹp yên bình. Đặc biệt, bạn có thể thoải mái thư giãn dạo bước với con đường nhỏ hẹp quanh sông Hoài. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng công trình Chùa Cầu với thiết kế mang đậm hơi hướng Nhật Bản. Nhà cổ Tấn Ký cũng là địa điểm tuyệt vời bạn nên ghé. Bởi nơi đây đã được tiếp đón các Nguyên thủ Quốc gia, các chính khách trong nước và ngoài nước. 

 

- Bãi biển An Bàng: Địa điểm du lịch Quảng Nam này sở hữu vẻ đẹp yên bình, hoang sơ. Dọc theo bãi biển là các quán ăn, quán nước, bar… với view rất đẹp, bạn có thể tranh thủ thăm thú An Bàng vào khoảng thời gian 3 - 5 giờ chiều để ngắm hoàng hôn và dùng bữa tối tại đây.

 

 

-Cù Lao Chàm: là một cụm gồm 8 đảo thuộc địa phận của xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và cách bờ biển Cửa Đại 18km. Đảo Hòn Lao với tổng diện tích 13,82km2 là nơi lớn nhất cũng như cao nhất (517m) trong cụm 8 đảo tại đây. Khí hậu tại Cù Lao Chàm quanh năm mát mẻ và dễ chịu, biến nơi đây trở thành nhà của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm cùng nguồn tài nguyên yến sào phong phú. năm 2009, nơi đây được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Du lịch Cù Lao Chàm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị như câu cá cùng ngư dân, cắm trại ven biển, lặn biển ngắm san hô, thưởng thức hải sản tươi ngon... 

 

-Làng rau Trà Quế: thuộc xã Cẩm Hà, cách thành phố Hội An khoảng 3km, nổi tiếng với 200 hộ trồng rau xen canh trên diện tích khoảng 400ha. Tên ban đầu của làng là Nhự Quế, chuyên trồng các rau mùi thơm như cây quế. Vào thế kỷ 18, khi một vua triều Nguyễn ghé qua làng, nghe đến loại rau có vị cay nồng như quế, hương thơm dễ chịu như hoa trà nên đổi tên làng thành Trà Quế. Hiện nay, làng vẫn duy trì phương pháp trồng rau hữu cơ từ xưa và chỉ trồng các loại rau gia vị như hành, húng, tía tô, ngò… Nước tưới rau là nguồn nước ngầm sạch, rau được chăm bón từ rong vớt từ đầm, chính vì vậy, những ruộng rau của làng luôn xanh tốt, mang đến không gian yên bình đậm chất làng quê Trung bộ. Ngôi làng thu hút đông đảo du khách ghé thăm Hội An du lịch nhờ vẻ đẹp yên ả, với nhịp sống đời thường bình dị.

 

 

-Thánh địa Mỹ Sơn: thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70km và Hội An 40km, là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Champa. Nơi đây bao gồm một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Hành trình khám phá thánh địa Mỹ Sơn sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm ngược chiều thời gian, ngắm nhìn những kiến trúc độc đáo, đậm màu sắc cổ kính.

Ẩm thực 

 

 Mì Quảng : Đến Quảng Nam, bạn sẽ không khó để bắt gặp một quán mì Quảng ở mọi ngóc ngách. Mì Quảng ở đây cũng phổ biến như phở ở Hà Nội vậy. Ngoài nguyên liệu chính là bánh tráng thái mỏng thành sợi và nước dùng, món đặc sản Quảng Nam còn ăn kèm gà, cá lóc, lươn, bò, tôm, ếch… Bánh tráng nướng, đậu phộng và các loại rau thơm làm tăng hương vị món ăn, kích thích vị giác người thưởng thức.

 

Cao lầu: Món mì này có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt lợn (heo), các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mì màu vàng là do bột được hòa chung với tro từ một loại cây ở địa phương. Cao lầu có nhiều nét giống mì Quảng nhưng cách chế biến kỳ công hơn. Ở món cao lầu, sợi mì được chiên giòn, nước lèo thay bằng nước xíu. Cao lầu thường chỉ ăn kèm với miếng cao lầu và da heo chiên giòn, rau cải xanh, rau đắng và đậu phộng.

 

 

Bánh tráng cuốn thịt heo: Bánh tráng cuốn thịt heo là món ăn ngon nức tiếng ở Đại Lộc (Quảng Nam). Món ăn là sự kết hợp của những nguyên liệu tinh túy từ vùng đất này. Trong đó có bánh tráng Đại Lộc được làm từ gạo nguyên chất 100% và thịt heo Đại Lộc săn chắc, ngọt lịm. Để có món bánh tráng cuốn thịt heo, người dân nơi đây còn tìm thêm các loại rau sạch được trồng trong vườn nhà như rau thơm, diếp cá, xà lách, hành lá, giá, cùng chút xoài chua chua và vài miếng dưa leo. Không thể thiếu chén nước mắm nêm cay the the, vị ngọt dịu và thêm chút chanh chua chua khiến món ăn trở nên hoàn hảo hơn.

 

Bê thui Cầu Mống:  Cầu Mống là một địa danh thuộc xã Điện Phương (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Nơi đây có món bê thui Cầu Mống ngon nổi tiếng khắp nơi. Người ta thường thui bê bằng cỏ dâu – loại cỏ mọc bên bờ sông Thu Bồn, vì thế thịt bê càng thơm ngọt, bên trong màu hồng nhưng không bị sống. Da bê vàng ruộm nhưng không khô, có mùi cỏ thơm mà không ám khói. Ăn bê thui Cầu Mống phải ăn cùng rau sống, bánh tráng và nước chấm. Nước chấm phải được pha từ loại mắm cái thượng hạng làm từ cá cơm, cá nục đánh bắt ven biển miền Trung; các loại rau sống như giá sống, chuối chát và khế chua, húng, quế, ngò và cải chìa non… Bánh tráng cuốn phải là bánh tráng nhỏ, mỏng và dai được sản xuất ở Điện Bàn.

 

Cơm gà:  là món ăn đặc trưng nổi tiếng từ lâu của Quảng Nam, đặc biệt là ở thành phố Tam Kỳ và Hội An. Một đĩa cơm gà Tam Kỳ với màu sắc bắt mắt. Màu vàng nghệ của cơm, màu ngà của thịt gà, màu xanh của đu đủ, rau răm, màu tím của hành củ. Nguyên liệu chính để làm ra món ăn này không thể thiếu gà Tam Kỳ, loại gà thả trong sân, có thịt chắc và da mỏng. Cơm nấu chín, ăn kèm với thịt gà, xung quanh là những món gia vị và không thể thiếu bát mắm tỏi hấp dẫn.

 

 

Lễ Hội

 

 Lễ hội làng gốm Thanh Hà: tổ chức  vào mùng 10 tháng Giêng và mùng 10 tháng 7 âm lịch hằng năm.Lễ hội làng gốm Thanh Hà được tổ chức mỗi năm để tôn vinh nghề làm gốm, gửi lời cầu nguyện cho một năm mới bình an và thịnh vượng. Ngày lễ tại Quảng Nam tràn ngập với các hoạt động văn nghệ, từ biểu diễn hát bội đến hát bài chòi truyền thống. Ngoài ra, ngày lễ còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian sôi nổi như cõng nàng về dinh, chuốt gốm, nấu cơm bằng niêu đất, đập nồi, đánh trống khi bịt mắt, đua thuyền.

 

Lễ rước cô Bà chợ Được: tổ chức Hằng năm, vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch). Theo truyền thống, cách đây hàng trăm năm, xã Bình Triều có bà nữ anh kiệt Nguyễn Thị Của, người nổi tiếng chữa bệnh và giúp đỡ bà con. Lễ hội rước cô Bà chợ Được được tổ chức để tưởng nhớ và tri ân bà, là sự kiện quan trọng của cộng đồng.

 

 Lễ hội Nguyên Tiêu: tổ chức Hằng năm, từ ngày 14 – 16 tháng Giêng âm lịch. Theo phiên âm, “Nguyên” là thứ nhất, còn “Tiêu” là đêm, ghép lại, Nguyên tiêu chỉ đêm Rằm đầu tiên của một năm. Từ xa xưa, người Hoa đã rất chú trọng vào dịp này, bởi đây là lúc nhà vua mời các Trạng Nguyên dự yến tiệc, cùng thưởng trăng và thi tài làm thơ trong vườn Thượng Uyển. Thời Tây Hán còn có nghi thức rước đèn lồng quy mô lớn, rất long trọng. Cộng đồng người Hoa tại Hội An, đặc biệt là những người Hoa Minh Hương gốc Triều Châu, Quảng Đông, đều coi trọng Tết Nguyên Tiêu. 

 

Lễ tế cá Ông: tổ chức vào hai ngày trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm hoặc ngày có cá Ông (cá voi) mất. Lễ tế cá Ông, hay còn gọi là lễ tế cá Voi, là một trong những lễ hội ở Quảng Nam với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng ngư dân. Trước khi ra khơi, ngư dân thường tổ chức lễ cúng cá Ông để thể hiện lòng tôn kính, đồng thời mong cầu sự an lành, tránh bão lụt khi ra biển.

 

 Lễ hội hoa đăng : tổ chức vào ngày 1, 14 và 15 âm lịch hàng tháng, thứ 7 hàng tuần. Lễ hội hoa đăng Hội An trên dòng sông Hoài khởi đầu từ tháng 9 năm 1988. Đến ngày nay, sự kiện này vẫn được tổ chức, trở thành một trong những lễ hội nổi bật tại Quảng Nam, tạo điểm nhấn trong du lịch phố Hội. Đèn hoa đăng trở thành nơi thể hiện những nguyện vọng và mong ước của người tham gia.

 

Gói thiết kế dịch vụ theo yêu cầu với giá ưu đãi tại Phong Nha Việt

 

Liên hệ với Công ty Du lịch và Tư vấn Phong Nha Việt

Địa chỉ: 46 Bà Triệu, Đồng Hới, Quảng Bình

Hotline: 0911 367 789

Email: phongnha.vie@gmail.com hoặc info@phongnhaviet.com 

Vị trí

Hình ảnh

news
news
news
news
news
news
news