Ngày môi trường thế giới 2024 - Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá

03-06-2024

Nhân ngày khai mạc Hội nghị Môi trường Thế giới đầu tiên tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) hôm 5/6/1972, UNEP (United Nations Environment Programme) đã công bố chọn ngày 5/6 hàng năm làm ngày Môi trường Thế giới (tiếng anh: World Environment Day, viết tắt là WED).

 

Trong phiên họp ngày 15 /12/1972, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này.

 

Đây cũng là ngày để nâng cao nhận thức của con người về sự biến đổi khí hậu, ý thức về vai trò của bản thân trong vòng tuần hoàn của sự sống, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

 

Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 2024

 

Chủ đề của ngày Môi trường Thế giới 2024 sẽ là “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience)

 

 

 

Hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 13/CT- TTg ngày 02 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định.

 

Căn cứ vào tình hình thực tế, mỗi địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và sinh thái của từng vùng; tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn.

 

Chiến dịch "Clean up Việt Nam lần thứ 6" cùng Xanh Việt Nam

 

Ngày 2/6 hơn 200.000 tình nguyện viên đồng loạt ra quân trên 63 điểm cầu và một số địa điểm khắp Việt Nam hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6 sắp đến.

 

 

Tại cầu Thủ Thiêm - đầu cầu Sài Gòn cùng toàn bộ các đầu cầu khác trên khắp 63 tỉnh thành đã cùng nhau tạo nên một ngày CHỦ NHẬT XANH vô cùng ý nghĩa với chiến dịch Clean Up Việt Nam Lần 6.

 

 

Phong Nha Việt hi vọng mọi người thay đổi nhận thức, cùng nhau bảo vệ môi trường sống. Nâng cao ý thức của cộng đồng và trách nhiệm của mỗi cá nhân về việc không xả rác bừa bãi, giữ gìn Việt Nam sạch đẹp với thông điệp: Hành động vì môi trường xung quanh chúng ta luôn xanh, sạch, đẹp…

 

Liên hệ với Công ty Du lịch và Tư vấn Phong Nha Việt

Địa chỉ: 46 Bà Triệu, Đồng Hới, Quảng Bình

Hotline: 0911 367 789

Email: phongnha.vie@gmail.com hoặc info@phongnhaviet.com 

 

 

 

 

 

Đăng ký tư vấn
Sự kiện tương tự

Bảo vệ Trái đất thông qua các sự kiện môi trường

Biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài nguyên là hai trong số những thách thức to lớn nhất mà thế giới hiện đại phải đối mặt. Cả hai vấn đề này không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn có tác động sâu rộng đến môi trường, kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Chính vì vậy, để bảo tồn các giá trị tài nguyên và sự sống của các loài trên hành tinh này, các tầng lớp tiến bộ đang nỗ lực để giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác và xả thái quá mức. Các sự kiện môi trường cũng là hành động đó góp cho các nỗ lực đó.